Ruộng bậc thang chín vàng trên Sa Pa

Hít thở không khí trong lành trên núi cao, phóng tầm mắt ôm trọn những thửa ruộng bậc thang chín vàng,du khách như được thả hồn vào thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Lên Sapa ghé thăm bản Lao Chải - Tả Van

Cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 7km, bản Lao Chải - Tả Van là nơi sinh sống của người dân tộc thiểu số: Mông, Dao, Giáy, Tày... Cũng giống như bản Cát Cát, trong những năm gần đây, Lao Chải - Tả Van luôn là một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch Sapa, thu hút sự quan tâm chú ý của du khách trong các tour du lịch Sapa.

Bản Lao Chải - Tả Van luôn là một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch Sapa.
Bản Lao Chải - Tả Van luôn là một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch Sapa.


Bản Lao Chải – Tả Van nằm dưới thung lũng, hai bên là hai dãy Hoàng Liên Sơn và núi Hàm Rồng hùng vĩ, bao quanh bản là các thửa ruộng bậc thang trồng lúa nằm ở cấp thấp hơn. Ruộng kéo dài đến tận cửa nhà. Tưởng chừng như đó là những bậc thang nối liền bản Lao Chải - Tả Van với các ngọn núi để hòa mình vào mây lên tận trời cao. Những thửa ruộng bậc thang này đã có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của những người nông dân dân tộc thiểu số kiến tạo nên và những cánh đồng này rộng hàng trăm ha. trông như những bức tranh phong cảnh khổng lồ với những đường nét uốn lượn tài hoa do các “họa sĩ chân đất” tạo nên…

Tưởng chừng như đây là những bậc thang nối liền Lao Chải với các ngọn núi.
Tưởng chừng như đây là những bậc thang nối liền Lao Chải với các ngọn núi.


Cứ đến mùa thu hoạch lúa chín ( Tháng 4 và tháng 9 hàng năm ) là cả thôn bản ấm lên cùng sắc vàng tự nhiên của lúa chín. Đây cũng là thời điểm du lịch Sapa nói chung và bản Lao Chài – Tả Van nói riêng khao khát được một lần ngắm những cánh đồng lúa chín vàng theo từng bậc, từng bậc đó khiến ta có cảm giác được lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh…

Từng bậc lúa chín khiến ta có cảm giác được lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Từng bậc lúa chín khiến ta có cảm giác được lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Ngày nay mặc dù có những tiện nghi hiện đại nhưng người dân bản Lao Chải - Tả Van vẫn giữ nguyên nét văn hóa và nếp sinh hoạt truyền thống. Đó cũng chính là điểm thu hút du khách trong và ngoài nước khi tham quan đia điểm du lịch này.

Nếu đi từ trung tâm thị trấn Sapa, quý khách đi dọc theo phố Cầu Mây, sau đó rẽ sang phố Mường Hoa. Vậy là du khách đã bắt đầu hành trình rời bỏ những con phố nhộn nhịp và sầm uất của thị trấn Sapa để khởi đầu trải nghiệm một cuộc sống khác, đúng nghĩa của những bản làng. Sau lưng vẫn là chốn huyên náo, phồn hoa của SaPa nhưng trước mặt là không gian bình dị. Nếu không có những hàng cột điện đưa ánh sáng về bản, không có con đường trải nhựa dẫn đến bản thì Lao Chải - Tả Van miêu tả đúng “chất” cuộc sống của người dân tộc nơi đây.

Đường vào Lao Chải - Tả Van bản bình dị với những ruộng bậc thang dài tít tắp.
Đường vào Lao Chải - Tả Van bản bình dị với những ruộng bậc thang dài tít tắp.


Phòng khách gia đình là nơi du khách sinh hoạt, đọc sách, xem truyền hình, được trang trí bằng những tấm thổ cẩm, khèn, chuông gỗ đeo ở cổ trâu bò… Việc trải nghiệm bản sắc văn hoá sẽ thiếu đi phần thi vị và hoàn hảo nếu quý khách không được thưởng thức những món ăn mang đậm chất của người dân địa phương nhưng được chế biến sao cho phù hợp với khẩu vị của các du khách trong đó đặc sắc nhất phải nói đến các món được chế biến từ: Rau tự trồng, lợn, gà bản do người dân tự nuôi… Đặc biệt trong cái không khí se se lạnh và được thưởng thức rượu ngô đặc sản của người dân tộc thiểu số.

Bóng chiều tỏa xuống Lao Chải - Tả Van tạo nên một bức tranh phong cảnh bình dị.
Bóng chiều tỏa xuống Lao Chải - Tả Van tạo nên một bức tranh phong cảnh bình dị.


Bên cạnh những khung cảnh ngoạn mục và hùng vĩ của thiên nhiên thì đến đây có đi bộ mới cảm nhận được hết nét đẹp văn hóa của người dân tộc nơi đây. Nhưng bấy nhiêu thôi chưa đủ. Phải ngủ lại mới cảm nhận và trải nghiệm cuộc sống đúng nghĩa Lao Chải – bản làng hiện ra từ mây. Khi tham gia tour du lịch Sapa, nếu lịch trình cho phép nghỉ đêm tại bản quý khách có cơ hội khám phá một đời sống văn hoá vô cùng đặc sắc.

 Đến Lao Chải – Tả Van có đi bộ mới cảm nhận được hết nét đẹp văn hóa.
 Đến Lao Chải – Tả Van có đi bộ mới cảm nhận được hết nét đẹp văn hóa.


Quả thực qua đêm với người dân địa phương thật sự thoải mái và rất hấp dẫn với những ai yêu thích tính giản dị, thích tìm hiểu, khám phá, năng động với điều kiện sống tương đối. Qua đó du khách có thể hiểu rõ hơn cuộc sống bình dị, chân chất của đồng bào dân tộc, vừa được thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã, vừa được hòa mình vào không gian sống của người dân tộc, được tìm hiểu những phong tục truyền thống cũng như tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số ở mọi miền đất nước…

Homestay loại hình dịch vụ ưa thích của du khách nước ngoài.
Homestay loại hình dịch vụ ưa thích của du khách nước ngoài.


Đêm đến, mỗi du khách sẽ sở hữu một chiếc nệm gòn, mền, mùng, gối ấm áp được chủ nhà chuẩn bị ngăn nắp sạch sẽ, sắp xếp sẵn trên khu vực gác lửng bao quanh ngôi nhà, có đèn sáng và không khí thì ấm cúng do không có cửa sổ vì thời tiết ở Sapa luôn lạnh về đêm…

Đến nơi đây du khách được hòa mình trong không gian sống gần gũi với thiên nhiên.
Đến nơi đây du khách được hòa mình trong không gian sống gần gũi với thiên nhiên.


Sau chuyến ghé thăm bản Lao Chải - Tả Van, du khách được nghỉ ngơi ở những ngôi nhà dân dã của đồng bào, được tiếp xúc với sự thân thiện mến khách, hòa mình trong không gian sống gần gũi với thiên nhiên và điều thú vị là được thưởng thức những món ăn địa phương của người dân tộc rất lạ miệng, rất ngon và hấp dẫn làm cho chuyến đi rất có ý nghĩa.

Bản Cát Cát nơi gìn giữ nét văn hóa người Mông

Trong những năm gần đây, cái tên bản Cát Cát nổi lên như một điểm đến thú vị khi du lịch Sapa. Với ưu thế bản đã có từ lâu đời và là một địa điểm du lịch văn hóa lý tưởng cho du khách, bản Cát Cát rất thích hợp cho những ai muốn tìm hiểu và khám phá về đời sống và con người vùng Tây Bắc.

Bản Cát Cát là một địa điểm du lịch văn hóa lý tưởng cho du khách.


Theo bản đồ du lịch Sapa, từ trung tâm thị trấn Sapa đi khoảng 2km, từ phố nhỏ Fansipan qua con dốc sâu hút, ngoằn ngoèo là bạn đã có thể nhìn thấy bản Cát Cát, thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, Lào Cai. Bản nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, trong thung lũng với ba bề là núi, nơi có người dân tộc Mông sinh sống.

Con đường ngoằn ngoèo dẫn đến bản Cát Cát.
Con đường ngoằn ngoèo dẫn đến bản.


Bản được hình thành từ giữa thế kỷ XIX, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Ở bản có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là: CatScat. Do đó, từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện và chọn nơi đây làm khu nghỉ dưỡng cho các quan chức cao cấp. Cũng từ đó, bản của người dân tộc Mông nằm bên dòng thác được gọi tên là bản Cát Cát cho đến ngày nay.


Ở bản Cát Cát có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là: CatScat.
Ở bản Cát Cát có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là: CatScat.


Ðường xuống bản là độc đạo, hết đoạn đường dốc được trải thảm bê-tông thì đến những bậc thang lát đá. Gần 80 hộ dân của bản hầu hết nằm dọc theo con đường này, một số nằm rải rác trên các sườn núi. Ði khoảng mấy trăm mét bậc thang, qua cây cầu Si là trung tâm bản, nơi hội tụ của ba dòng suối ngày đêm rì rầm chảy, là suối Tiên Sa, suối Vàng suối Bạc.


Ðường xuống bản Cát Cát là độc đạo.
Ðường xuống bản Cát Cát là độc đạo.


Là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Sapa, nó không phải chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa của núi rừng Tây Bắc. Đến với nơi đây, du khách  sẽ được tham quan khu giới thiệu và bán sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.


Người dân ở đây có nghề chạm bạc truyền thống rất độc đáo. Được làm hoàn toàn bằng thủ công nhưng nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng của làng đã tạo ra những sản phẩm khá tinh xảo. Chủ yếu là đồ trang sức của phụ nữ như vòng tay, vòng cổ, nhẫn, dây xà tích… Đây là một nghề đã tồn tại từ nhiều đời, nay mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều người dân ở đây.

Đồ trang sức người Mông thu hút khách du lịch Sapa.
Đồ trang sức người Mông thu hút khách du lịch Sapa.


Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.

Người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc.
Người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc.

Khu trưng bày không nổi bật, hoành tráng như các nơi khác mà được dựng lên đơn sơ bằng những thanh gỗ, ống tre, giằng lại với nhau mà thành. Không gian tuy không lớn nhưng cũng thể hiện rõ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ miền núi qua một số bộ trang phục dân tộc treo dọc lối vào hay những bức thêu thủ công treo ngay ngắn bên vách, trên các xà gồ giữa gian trưng bày.

Một cửa hàng trưng bày sản phẩm thêu tay của người dân bản Cát Cát.
Một cửa hàng trưng bày sản phẩm thêu tay của người dân bản Cát Cát.


Kiến trúc nhà của người Mông ở bản Cát Cát - Sapa mang đậm nét văn hóa dân tộc vùng núi Tây Bắc như: nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu, các cột nhà đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông, vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào, cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.

Kiến trúc nhà mang đậm nét văn hóa dân tộc vùng núi Tây Bắc.
Kiến trúc nhà mang đậm nét văn hóa dân tộc vùng núi Tây Bắc.


Du khách cũng sẽ có dịp tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của dân tộc Mông. Người Mông ở Cát Cát bản có rất nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo như rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói "khăng gai", tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị...


Thịt hun khói "khăng gai" đặc sản của bản Cát Cát.
Thịt hun khói "khăng gai" đặc sản của bản Cát Cát.


Trang phục truyền thống của người Mông vẫn được dân bản gìn giữ và bảo tồn qua năm tháng. Với phụ nữ, khăn là tấm vải chàm hình chữ nhật quấn quanh đầu, áo mặc bên trong là màu chàm, xẻ ngực, áo khoác ngoài có thân dài, cổ áo thêu hoa văn theo mô-típ họa tiết cổ. Thắt lưng được làm bằng vải có tua ở hai đầu, giữa thêu các họa tiết. Quần lửng qua đầu gối, bắp chân quấn xà cạp màu chàm.

Còn đàn ông người Mông phần lớn vẫn đội chiếc mũ làm bằng vải lanh, gồm tám miếng vải khâu ghép, mặc áo trong xẻ nách ngắn, áo khoác ngoài dài. Cổ áo thêu hoa văn móc câu kiểu hoa văn đơn; quần chàm màu đen, ống rộng.


Cối giã gạo bằng sức nước ở bản Cát Cát.
Cối giã gạo bằng sức nước ở bản Cát Cát.


Và điều đặc biệt hấp dẫn khi đến bản Cát Cát là du khách có cơ hội được tìm hiểu nhiều phong tục - tập quán, tham gia vào các lễ hội truyền thống mà người Mông nơi đây còn lưu giữ cho đến nay như tục kéo vợ, các nghi lễ cúng thổ ty - thổ địa, lễ hội Gầu Tào...


Một phong tục rất độc đáo của người Mông là tục kéo vợ. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra.

Một phong tục cũng rất độc đáo của người Mông là tục kéo vợ.
Một phong tục cũng rất độc đáo của người Mông là tục kéo vợ.


Các nghi lễ cúng thổ ty - thổ địa là những sinh hoạt văn hoá cộng đồng, được tổ chức vào các thời điểm đầu xuân hoặc tháng cuối hè và mùa thu, chỉ có quy mô nhỏ và diễn ra trong phạm vi của làng. Các nghi lễ cúng này thể hiện sự tôn kính và biết ơn những vị thần là những người có công lập làng.

Nếu đến bản Cát Cát vào những ngày đầu năm, du khách sẽ được tham gia lễ hội Gầu Tào của người dân bản. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm, là hình ảnh thu nhỏ của đời sống tâm linh, đời sống văn hoá tinh thần - vật chất của đồng bào dân tộc Mông. Lễ hội mở ra nhằm mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh cho những người dân bản.

Quang cảnh lễ hội Gầu Tào của người Mông.
Quang cảnh lễ hội Gầu Tào của người Mông.


Ngày nay, để phát triển tiềm năng du lịch bản Cát Cát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện nhiều chương trình như: “Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát”, chương trình du lịch trải nghiệm “Một ngày làm nông dân người Dao” và “Một ngày làm cô dâu người Mông”… Tham gia những chương trình này, du khách sẽ được tìm hiểu, khám phá vốn văn hoá dân gian của người dân địa phương qua các làn điệu múa cổ truyền, lời ca giao duyên của các nghệ nhân trẻ hoạt động trong đội văn nghệ của bản, hoặc được tận mắt ngắm nhìn các nghệ nhân cao tuổi chạm khắc bạc, dệt vải lanh, thêu thổ cẩm làm váy áo, rèn dao cuốc bằng tay, hay cùng dân bản thi bắn nỏ, chơi trò bịt mắt bắt dê, thi kéo co, thi đi cầu tre qua suối...

Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát.
Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát.


Với những nét độc đáo riêng có của một bản vùng cao Tây Bắc, bản Cát Cát luôn là điểm du lịch hấp dẫn đới với du khách trong nước và quốc tế mỗi khi đến du lịch Sapa. Đến đây du khách có thể tìm hiểu về đời sống và văn hóa người dân tộc, một địa chỉ thích hợp cho những ai muốn nghỉ ngơi, hòa mình cùng thiên nhiên hoang dã khi đã mệt mỏi với đời sống đô thị.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Các món ngon đặc trưng của Sapa

CÁC MÓN ĂN NGON Ở SAPA 

       Đồ nướng ở Sapa


       Đến với Sapa, vùng đất có khí hậu lạnh, được thưởng thức những món nướng thì rất tuyệt. Bởi cái cảm giác vừa ăn vừa xuýt xoa cái sự nóng xen lẫn với cái sự cay trong tiết trời se lạnh rất đặc trưng của Sapa.



Đồ nướng là một phần trong cuộc sống của người dân Sapa. 

       Tại đây có rất nhiều món nướng khác nhau, mỗi món đều mang một hương vị rất đặc trưng. Từ đồ ăn rất bình dị như củ khoai, củ sắn, ngô nếp, … cho đến những món mang đậm đà hương vị Tây Bắc như thịt bò cuốn cải Mèo, cá suối nướng, cơm lam, trứng gà, cánh gà …. tất cả như hòa quyện lại tạo nên một hương vị riêng cho ẩm thực ở Sapa.


Quán nướng với rất nhiều món được bày bán.


Món cá hồi được nướng ngay trên bếp củi.


Thịt đã được ướp các gia vị.

       Nguyên liệu của các món nướng chủ yếu là những miếng thịt bò, thịt lợn nhưng với cách chế biến, tẩm ướp khéo léo cũng như sự kết hợp riêng với các loại rau mà chỉ Sapa mới có tạo nên hương vị riêng hoàn toàn khác biệt với những món nướng mà bạn đã ăn ở nơi khác, cũng chính nhờ vị chua chua ngọt ngọt của những lá rau rừng đó mà bạn có ăn nhiều một chút cũng chẳng hề cảm thấy ngán. Nhâm nhi vài ngụm rượu San Lùng cay nồng khi thưởng thức món nướng cũng làm cho bạn ấm bụng hơn giữa tiết trời se lạnh Sapa.


Thịt bò cuốn cải Mèo


Thịt lợn được nướng trên than hoa.


       Cải Mèo Sapa


       Cây cải Mèo thuộc hàng rau có bẹ, lá dài màu xanh đậm, viền lá xoăn cảm giác như có gai, loại có lông, loại trơn. Rau cải Mèo loại nhỏ, lá có lông ăn ngon hơn. Trước đây, đồng bào chỉ quen trồng cải Mèo để ăn chứ không bán nên chẳng chú trọng gì. Thường thì người dân địa phương không trồng thành hàng, thành luống mà chỉ quãi hạt ra ven nương, đồi để mọc tự nhiên, cây cứ thế lớn lên, xanh tốt.

       Thực ra, cải Mèo là một loại rau sạch ăn ngon và giòn. Cải Mèo có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh rất tốt. Chúng trồng được trên nhiều chất đất, nhất là những đất đồi thấp, thậm chí đất xấu cũng mọc được.
       Rau cải Mèo của Sa Pa được người dân địa phương nấu bằng nhiều cách: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Thông thường, chế biến một cách đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập gừng đổ nước vào đun sôi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách uống rượu. Kỳ công hơn, rau có thể nấu cùng với thịt gà băm rối, không quên bỏ gia vị gừng, nêm vừa mắm, muối, người thưởng thức sẽ cảm nhận được một hương vị thật độc đáo. Chất ngọt của thịt gà cùng với cái ngọt mát, hơi nhặng đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không bị ngán.
       Rau cải Mèo còn hấp dẫn nếu được xào với thịt bò, đặc biệt là thịt hun khói. Những sợi rau giòn, dai hơi nhặng đắng kết hợp với món thịt hun có vị đậm đà rất riêng tạo nên nét đặc sắc cho ẩm thực vùng cao. Nhiều người còn dùng cải Mèo trong danh sách các loại rau để ăn lẩu. Để dễ ăn, dùng những cây nhỏ, mới nhú được vài lá non, nhúng qua nồi lẩu nóng nghi ngút, người thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt mát, tươi mởn của rau. Nên nhớ, dù nấu món gì, để giữ được vị đậm đà của rau thì người nấu vặn rau thành từng đoạn chứ không thái.

       Su Su Sapa

      Hiện nay, ở các vùng trồng Susu huyện Sa Pa có trên 150ha, trong đó có trên 100ha sản xuất tập trung ở vùng Ô Quy Hồ, khu Violet (thị trấn Sa Pa).
       Trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp là điều kiện lý tưởng đã tạo lợi thế cho người trồng rau ở Sa Pa phát triển cây Su su với các sản phẩm mang tính đặc trưng, như quả Su su và ngọn Su su.


Trên đường lên đèo Ô Quy Hồ bạn có thể gặp rất nhiều những vườn su su.


Quả Su su được người dân thu hoạch về.

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Cẩm nang du lịch Sapa: Khám phá khu du lịch núi Hàm Rồng.

Trong chuỗi cẩm nang du lịch Sapa ngày hôm nay chúng tôi giới thiệu đến du khách những lưu ý giúp du khách có thể chinh phục điểm du lịch này một cách an toàn và hoàn hảo nhất đó là điểm du lịch Núi Hàm Rồng Sapa

Núi Hàm Rồng là một ngọn núi nằm trong dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ với ý nghĩa "hàm của rồng". Hàm Rồng là một trong số ít các núi ở Việt Nam có yếu tố tượng hình rõ nét và đẹp.

Núi Hàm Rồng Sapa.
Núi Hàm Rồng Sapa.

Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Núi Hàm Rồng nằm sát trung tâm thị trấn Sapa và có cốt cao độ điểm thấp nhất tại phía Nam 1.450m, cốt cao nhất 1.850m. Địa hình với góc dốc trung bình khoảng 30 độ. Địa mạo chủ yếu là nền đá Casteur phong hóa lộ thiên.

Quanh núi Hàm Rồng có nhiều kiểu núi khác nhau, rừng kín thường xanh, với các loại cây lá rộng xanh quanh năm và các loại dây leo, bụi rậm chằng chịt, rừng hỗn hợp cây lá rộng, lá kim…Vùng núi cao với đặc điểm là rừng thưa, ít rậm rạp, thỉnh thoảng cỏ cây lá rộng xen kẽ. Cao hơn rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới với đặc điểm rừng thưa, ít tầng hệ thực vật lá kim phát triển. Với độ cao của đỉnh núi thì hầu như không còn cây cối nhiều, chỉ có lác đác Trúc núi (Trúc lùn) và gió bụi thổi.
Nhiệt độ trung bình khu núi Hàm Rồng từ 15 – 18*C, lượng mưa trung bình 1.800 – 2.000mm, đặc biệt khí hậu có sự đổi khác xuất hiện băng giá, tuyết nhẹ.

Núi Hàm Rồng trong tiết trời mùa xuân.
Núi Hàm Rồng trong tiết trời mùa xuân.


Tài nguyên du lịch trên núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng thuộc tỉnh Lào Cai, là một tỉnh có tiềm năng tương đối phong phú và đa dạng để phát triển du lịch. Nằm trong quần thể du lịch của tỉnh Lào Cai, núi Hàm Rồng được coi là một trong những địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch lớn và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh. Là địa danh du lịch không thể thiếu trong hành trình du lịch của du khách đến Sapa.

Khu du lịch núi Hàm Rồng.
Chào mừng du khách đến với khu du lịch núi Hàm Rồng.


Đến với núi Hàm Rồng du khách không những được tận hưởng cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ của đất trời mà còn được thưởng thức tuần trăng mật trong lành, mát mẻ của khí trời Sapa.

Qua những chuyến đi tôi rút ra được kinh nghiệm khi đi du lịch Sapa  không thể không đến núi Hàm Rồng để trò chuyện với đá, với cỏ cây, với gió và mây trời, để được hòa mình vào cảnh sắc ngất ngây của tạo hóa, để được sống trong khung cảnh thần tiên giữa chốn trần gian.

Khu du lịch núi Hàm Rồng

Khởi công vào năm 1996, khu du lịch Hàm Rồng rộng 148ha, đã khai thác triệt để nét hoang sơ, thiên nhiên của những rừng đá rêu phong, rừng đào lâu năm (20-30năm tuổi). Càng đi lên cao khung cảnh lại càng làm cho ta ngạc nhiên, thôi thúc khám phá. Từ cụm vườn lan 1, vườn lan 2 với 6.000 giò của 194 loài lan bốn mùa đua nhau khoe sắc, trong đó có những loài lan đặc hữu như kiếm trần mộng, kiếm thu, lan tiêu thân gỗ hoa dài như chiếc chuông... đến vườn hoa với những đóa cẩm tú cầu đường kính tới 30 cm cùng những giống hoa lạ mắt nhập từ Nga, Pháp về và hàng trăm cây anh đào Nhật đang trồng thử nghiệm. Các nhà kỹ thuật tiết lộ mai này ở đây sẽ có một khu sản xuất các giống hoa xuất xứ từ Châu Âu.

Khu du lịch hàm rồng nhìn từ đỉnh Hàm Rồng.
Quang cảnh khu du lịch nhìn từ trên đỉnh núi Hàm Rồng.


Trên sân ngắm mây ở độ cao khoảng 1.800m, du khách phóng tầm mắt nhìn cảnh thung lũng Sapa huyền ảo thoát ẩn thoát hiện trong những cụm mây trắng bồng bềnh theo gió. Rồi băng qua khu thiên thạch rộng mênh mông, lớp lớp đá đan xen nhau đủ mọi hình dáng, tha hồ thả trí tưởng tượng thành muôn hình muôn vẻ. Đường lên cổng trời ngó phía trước chỉ thấy trời xanh bao la, nhìn dưới chân toàn mây giăng. Hết cổng trời 1, dừng chân ở cổng trời 2 cao khoảng 1.700m để được ngắm đầu rồng thật rõ. Lối đi mỗi lúc một hẹp, dẫn vào hang Tam Môn chỉ vừa một người chui lọt, thoát ra là một khoảng trời mênh mông. Đối với những người đi du lịch bụi Sapa, khu cắm trại ở đây có hẳn một vườn cây ăn trái với ba loại chủ lực: đào, lê, mận.

Dòng chữ Sapa nổi bật tại khu du lịch Hàm Rồng.
Dòng chữ Sapa nổi bật tại khu du lịch.


Ngày 10 tháng 12 năm 2009 Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ra quyết định "Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch sinh thái núi Hàm Rồng" kết hợp với văn hóa ẩm thực Sapa. (Số: 4235/QĐ-UBND).

Mục tiêu xây dựng khu Hàm Rồng trở thành khu du lịch sinh thái tầm quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Có tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 1.200 tỷ đồng.

Một số hình ảnh khác về khu du lịch núi Hàm Rồng:

1 góc nhỏ trong khu du lịch hàm rồng.

1 góc nhỏ trong khu du lịch hàm rồng.

1 góc nhỏ trong khu du lịch hàm rồng.

1 góc nhỏ trong khu du lịch hàm rồng.

1 góc nhỏ trong khu du lịch hàm rồng.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Tản mạn cafe mây trong chuyến đi du lịch bụi Sapa

Một ngày thu Sapa, trong một chuyến đi du lịch bụi, tôi ngồi lặng ngắm cơn mưa bất chợt đang theo mây luồn qua những con phố. Dưới phố, những chiếc ô đang di chuyển thành một dòng sông đủ sắc.


Quang cảnh thị trấn Sapa

Sapa, một nơi có đủ cả bốn mùa xuân, hạ, thu đông như thế, khiến kẻ quên chiếc áo khoác cũng phải rùng mình một chút vì lạnh và những cái nắm tay có phần chặt hơn khi đêm về.

 Buổi sớm trời se lạnh với sương mù giăng màn trắng đùng đục. Đến trưa, trời sẽ hửng nắng lên, mây sẽ tản, bầu trời xanh ngăn ngắn một màu. Và chiều tối, có thể lại bị bủa vây bởi mây, có khi có cả những cơn mưa bất chợt vì mây mù, thoáng mưa ngay, rầm rề, đủ làm ướt những hiên nhà, những giò hoa lan treo lủng liểng bên hiên, đủ làm ướt những chiếc ô che cơn mưa vội và con đường thoai thoải dốc xuôi về phía nhà thờ Sapa.

Mây mù che phủ thị trấn Sapa

Lên Sapa giờ đã quá dễ dàng. Chỉ cần đăng ký một tour Sapa đi tàu chạy xuyên đêm từ Hà Nội đến Lào Cai với đủ các chuyến, đủ cả vé ngồi vé nằm và lên đến phố núi Lào Cai vào tang tảng sáng hay di chuyển bằng những xe khách chuyên chạy tuyến Lào Cai – Sapa đã sẵn sàng đón khách. Theo ô tô vòng vèo qua những con dốc, qua những thung lũng mây và những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa cấy mạ xanh non, Sapa đã ở phía xa xa, sau những đám mây và rừng thông. Gần 40 km và gần một tiếng đồng hồ chạy xe, ta đã đi giữa mây và trời. Tuy nhiên với người thích đi du lịch Sapa tự túc như tôi thì lại khác...



Sapa vẫn nguyên vẹn hình ảnh của nhiều năm trước. Vẫn đó nhà thờ Sapa một mình giữa sương mù lạnh lẽo, vẫn những bậc tam cấp luôn ẩm ướt xuống chợ, vẫn những ngôi nhà với mái hiên nhìn xuống con đường dốc thoai thoải, vẫn phiên chợ thổ cẩm với những đứa trẻ người Mông đen nói đủ cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh bồi mời chào khách mua những cuốn cẩm nang du lịch Sapa hay những chiếc vòng tết đủ màu sắc...



Tôi nghỉ lại trong một khách sạn bên hồ, một nơi nhìn xuống thung lũng mây vào ngày sương mù và một thung lũng xanh mướt ruộng ngô với những mái nhà thấp thoáng ngày quang. Tôi đi bộ dưới phố, len lỏi trong những con phố dài hun hút, ngồi ăn trong những quán ăn lụp xụp trong chợ, lê la vỉa hè bên hàng ngô nướng, khoai nướng nóng hổi thơm lừng và nhâm nhi một tách cafe trong một quán nhỏ trên phố.


Cafe đơn giản là café. Nhưng cafe trên một góc phố cao nhìn toàn cảnh con phố dài phía dưới, nhìn được cả nhà thờ và cả thung lũng xa xa. Dưới phố, dòng người qua lại không ngừng. Một cặp vợ chồng người nước ngoài trong những chiếc áo khoác gió sặc sỡ đang mở cửa bước vào một gian hàng thổ cẩm. Một cô bé người Mông ngồi chống cằm trên vỉa hè, trên tay đủ các loại sách du lịch, bản đồ du lịch Sapa chưa bán được. Leng keng, tiếng của những món đồ xinh có gắn chiếc chuông nhỏ từ những cô bé bán rong vừa đi vừa nhảy chân sáo. Đôi bạn trẻ bước ra từ chợ, trên tay lỉnh kỉnh ngọn su su, ngọn bí. Có lẽ hôm nay họ rời Sapa.


Chiều buông. Một vài hạt mưa từ đám mây bay ngang chạm xuống phố. Những chiếc ô muôn màu đã được bung, cả con phố dịch chuyển trong một dòng sông sắc màu. Dưới những tán ô là những đôi bạn trẻ, là đôi tình nhân ríu rít, là cặp bạn già thong thả. Nhưng tất cả đều giống tôi, đến du lịch Sapa để tự thưởng cho mình chút thời gian nghỉ nhịp, một chút lặng sau những ngày vội vàng.



Cafe cạn. Tôi bước xuống phố và nhanh chóng hòa mình dưới những tán ô không vội vàng đang xuôi về phía nhà thờ... và với tôi Cafe trong mây cũng là một món đặc sản Sapa không thể chối từ

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Lên sapa khám phá các món nướng sapa giá rẻ


các món ăn sapa
Các món nướng sapa cực ngon và hấp dẫn

Đến thăm Sapa du khách có thể tận mắt ngắm nhìn những khung cảnh đẹp như mơ của mây, núi, rừng, ruộng bậc thang nhưng cũng không thể bỏ lỡ cơ hội nếm thử các món ăn đặc sản ở Sapa tuyệt vời của phố núi.

Ẩm thực sapa phong phú
Ẩm thực sapa phóng phú và  độc đáo

Có thể cũng bởi khí hậu lạnh nên ở Sapa, thì các món ăn có thể mang ra nướng kèm thêm ít rượi thì không còn gi bằng. Từ trứng gà, trứng vịt, thịt xiên, rau cải quấn thịt, cơm lam, chân cánh gà tới ngô, khoai và nhiều món đặc biệt, do chính người dân Sapa tự nghĩ ra.

đặc sản sapa đồ nướng
đặc sản sapa đồ nướng là món không thể thiếu


Vào buổi tối se lạnh, khu đồ nướng là nơi thu hút đông khách du lịch nhất vì không gian quán ấm áp và những món ăn ngon miệng phù hợp với thời tiết lành lạnh ở phố núi còn gì tuyệt vời bằng khi 1 nhóm bạn bè quây quần bên nhau tại 1 quán nướng làm vài chén rượi tình bạn và thưởng thức những món ăn nơi đây, tôi nghĩ nó là điều tuyệt vời .

cá nướng sapa
Cá nướng món ăn đặc sản sapa