Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Các món ngon đặc trưng của Sapa

CÁC MÓN ĂN NGON Ở SAPA 

       Đồ nướng ở Sapa


       Đến với Sapa, vùng đất có khí hậu lạnh, được thưởng thức những món nướng thì rất tuyệt. Bởi cái cảm giác vừa ăn vừa xuýt xoa cái sự nóng xen lẫn với cái sự cay trong tiết trời se lạnh rất đặc trưng của Sapa.



Đồ nướng là một phần trong cuộc sống của người dân Sapa. 

       Tại đây có rất nhiều món nướng khác nhau, mỗi món đều mang một hương vị rất đặc trưng. Từ đồ ăn rất bình dị như củ khoai, củ sắn, ngô nếp, … cho đến những món mang đậm đà hương vị Tây Bắc như thịt bò cuốn cải Mèo, cá suối nướng, cơm lam, trứng gà, cánh gà …. tất cả như hòa quyện lại tạo nên một hương vị riêng cho ẩm thực ở Sapa.


Quán nướng với rất nhiều món được bày bán.


Món cá hồi được nướng ngay trên bếp củi.


Thịt đã được ướp các gia vị.

       Nguyên liệu của các món nướng chủ yếu là những miếng thịt bò, thịt lợn nhưng với cách chế biến, tẩm ướp khéo léo cũng như sự kết hợp riêng với các loại rau mà chỉ Sapa mới có tạo nên hương vị riêng hoàn toàn khác biệt với những món nướng mà bạn đã ăn ở nơi khác, cũng chính nhờ vị chua chua ngọt ngọt của những lá rau rừng đó mà bạn có ăn nhiều một chút cũng chẳng hề cảm thấy ngán. Nhâm nhi vài ngụm rượu San Lùng cay nồng khi thưởng thức món nướng cũng làm cho bạn ấm bụng hơn giữa tiết trời se lạnh Sapa.


Thịt bò cuốn cải Mèo


Thịt lợn được nướng trên than hoa.


       Cải Mèo Sapa


       Cây cải Mèo thuộc hàng rau có bẹ, lá dài màu xanh đậm, viền lá xoăn cảm giác như có gai, loại có lông, loại trơn. Rau cải Mèo loại nhỏ, lá có lông ăn ngon hơn. Trước đây, đồng bào chỉ quen trồng cải Mèo để ăn chứ không bán nên chẳng chú trọng gì. Thường thì người dân địa phương không trồng thành hàng, thành luống mà chỉ quãi hạt ra ven nương, đồi để mọc tự nhiên, cây cứ thế lớn lên, xanh tốt.

       Thực ra, cải Mèo là một loại rau sạch ăn ngon và giòn. Cải Mèo có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh rất tốt. Chúng trồng được trên nhiều chất đất, nhất là những đất đồi thấp, thậm chí đất xấu cũng mọc được.
       Rau cải Mèo của Sa Pa được người dân địa phương nấu bằng nhiều cách: xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Thông thường, chế biến một cách đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập gừng đổ nước vào đun sôi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách uống rượu. Kỳ công hơn, rau có thể nấu cùng với thịt gà băm rối, không quên bỏ gia vị gừng, nêm vừa mắm, muối, người thưởng thức sẽ cảm nhận được một hương vị thật độc đáo. Chất ngọt của thịt gà cùng với cái ngọt mát, hơi nhặng đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không bị ngán.
       Rau cải Mèo còn hấp dẫn nếu được xào với thịt bò, đặc biệt là thịt hun khói. Những sợi rau giòn, dai hơi nhặng đắng kết hợp với món thịt hun có vị đậm đà rất riêng tạo nên nét đặc sắc cho ẩm thực vùng cao. Nhiều người còn dùng cải Mèo trong danh sách các loại rau để ăn lẩu. Để dễ ăn, dùng những cây nhỏ, mới nhú được vài lá non, nhúng qua nồi lẩu nóng nghi ngút, người thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt mát, tươi mởn của rau. Nên nhớ, dù nấu món gì, để giữ được vị đậm đà của rau thì người nấu vặn rau thành từng đoạn chứ không thái.

       Su Su Sapa

      Hiện nay, ở các vùng trồng Susu huyện Sa Pa có trên 150ha, trong đó có trên 100ha sản xuất tập trung ở vùng Ô Quy Hồ, khu Violet (thị trấn Sa Pa).
       Trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp là điều kiện lý tưởng đã tạo lợi thế cho người trồng rau ở Sa Pa phát triển cây Su su với các sản phẩm mang tính đặc trưng, như quả Su su và ngọn Su su.


Trên đường lên đèo Ô Quy Hồ bạn có thể gặp rất nhiều những vườn su su.


Quả Su su được người dân thu hoạch về.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

:) :( :)) :(( =))