Ruộng bậc thang chín vàng trên Sa Pa

Hít thở không khí trong lành trên núi cao, phóng tầm mắt ôm trọn những thửa ruộng bậc thang chín vàng,du khách như được thả hồn vào thiên nhiên hùng vĩ, hữu tình

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Rét âm 1 độ, băng tuyết phủ trắng đỉnh Fansipang ở độ cao 2.800 m

Nhiệt độ ở Sapa đang ở mức thấp nhất từ đầu mùa đông đến nay. Hiện tại, nhiệt độ ở Sapa đang dao động trong khoảng 2 - 5 độ C, dọc trên đường lên đỉnh Fansipang ở độ cao 2.800m băng tuyết phủ trắng đường do nhiệt độ giảm xuống âm 1 độ C. 

Rét âm 1 độ, băng tuyết phủ trắng đỉnh Fansipang ở độ cao 2.800 m


Do nhiệt độ xuống thấp đêm ngày 17/12 nên đỉnh Fansipang ở độ cao 2.800m đã xuất hiện băng tuyết.

Rét âm 1 độ, băng tuyết phủ trắng đỉnh Fansipang ở độ cao 2.800 m -1


Nhiệt độ đo được ở độ cao này là âm 1 độ C...

Rét âm 1 độ, băng tuyết phủ trắng đỉnh Fansipang ở độ cao 2.800 m -3


Theo dự báo thời tiết nhiệt độ có thể giảm xâu hơn trong những ngày tới...

Rét âm 1 độ, băng tuyết phủ trắng đỉnh Fansipang ở độ cao 2.800 m-2.


Rét âm 1 độ, băng tuyết phủ trắng đỉnh Fansipang ở độ cao 2.800 m -4


Dọc đường lên đỉnh Fansipang phủ đầy băng tuyết....

Rét âm 1 độ, băng tuyết phủ trắng đỉnh Fansipang ở độ cao 2.800 m-5


Rét âm 1 độ, băng tuyết phủ trắng đỉnh Fansipang ở độ cao 2.800 m-7

Đây là đợt rét đậm đầu tiên trong năm nay ảnh hưởng trực tiếp đến Sapa...

Rét âm 1 độ, băng tuyết phủ trắng đỉnh Fansipang ở độ cao 2.800 m - 9


Nhiều du khách nước ngoài do không chuẩn bị áo ấm nên đã phải khoác thêm chăn của khách sạn khi ra ngoài dạo phố.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Du lịch sapa tết Âm lịch Ất mùi 2015

Du lịch Sapa Tết Âm lịch Ất Mùi 2015 – Một hành trình du xuân tại thiên đường sương mù Sapa trong dịp Tết Nguyên Đán 2015 là sự lựa chọn hoàn toàn lý tưởng cho quý khách. Đồng hành cùng Bookingtour Việt Nam, du khách sẽ có dịp đắm chìm trong khung cảnh mờ ảo của Sapa, khám phá cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ nơi đây, cùng tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc nơi đây….

Ngắm Sapa trong những ngày đông lạnh giá.
Sapa trong sương mù.

SaPa là một thị trấn và là khu nghỉ mát thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Đến với du Lịch Sapa quý khách sẽ được khám phá vẻ đẹp nguyên sơ của núi rừng thơ mộng và trải nghiệm những cảm giác lãng mạn tại Sapa trong tiết trời lạnh giá mùa đông năm nay. 

Sapa đặc biệt hấp dẫn với các bạn trẻ đang yêu, và những cặp vợ chồng mới cưới...vì tiết trời lạnh giá, sương mù, mưa phùn tạo nên một khung cảnh thiên nhiên lãng mạn. 

Nếu được năm tay nhau cùng sảnh bước trên những con phố sương đầy ắp sương mù, lớt phớt mưa phùn thì không còn gì tuyệt vời hơn, đặc biệt được cùng người mình yêu thưởng thức đồ nướng sapa trong không khí như vậy thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Khung cảnh sapa trong sương mù.
Sapa trong sương
Hãy cùng Bookingtour Việt Nam khám phá sapa trong những ngày đông giá lạnh này cùng các chương trình tour hấp dẫn của công ty chúng tôi.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Sapa mùa tuyết rơi nét đẹp độc đáo của vùng núi Tây Bắc


Hàng năm cứ vào dịp cuối năm và sát Tết, du khách lại no nức rủ nhau đặt tour Sapa, địa điểm du lịch lý tưởng vào những ngày đầu đông. Vốn được thiên nhiên ưu đãi nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp, Sapa mùa đông còn có sức hút mãnh liệt bởi xuất hiện của tuyết, một trong những hiện tương trước đây chưa từng có ở Việt Nam.


Tuy nhiên không phải năm nào Sapa cũng có tuyết rơi. Nếu may mắn hơn du khách sẽ được ngắm cảnh tượng thiên nhiên thú vị này. Dưới nắng đông, Sapa đẹp huyền ảo, lung linh như khung cảnh mùa đông châu Âu.


Và sau đây là một số hình ảnh đẹp nhất về Sapa mùa tuyết rơi:


Hành trình lên Sapa ngắm tuyết của giới trẻ.
Hành trình lên Sapa ngắm tuyết của giới trẻ.


Đường đến Sapa không hề đơn giản. Thị trấn Tây Bắc này cách thành phố Lào Cai 38km và cách thủ đô Hà Nội tới 376km. Nhiều cung đường dốc và cua liên tục. Nhưng suốt những ngày qua, thời tiết giá lạnh khắc nghiệt không cản được bước tiến của các đoàn du khách hướng về thị trấn xinh đẹp này. Hiện tại, các khách sạn ở Sapa đã không còn chỗ trống, điều này sẽ dự đoán du lịch sapa tết 2015 năm nay sẽ đón rất nhiều du khách và với những dự đoán của các chuyên gia Khí tượng thủy văn rất có thể du khách sẽ được ngắm khung cảnh tuyệt vời này tại Sapa Việt Nam.
  

Không khí lạnh trên Sapa.
Không khí lạnh tràn về là nguyên nhân khiến đỉnh Fansipan phủ đầy tuyết. 


Nhiệt độ xuống thấp chính là nguyên nhân khiến đỉnh Fansipan phủ đầy tuyết. Sapa có thể bắt đầu xuất hiện tuyết rơi khi những đợt không khí lạnh tràn về.


Cả một vùng tuyết rộng lớn ở Sapa.
Cả một vùng đất rộng lớn được bảo phủ bởi tuyết.


Ruộng bậc thang, kỳ quan nhân tạo của Sapa lần đầu tiên trong hơn 50 năm qua trở thành những bậc thang bằng tuyết tuyệt đẹp.


Mặc dù trời hửng nắng nhưng nhiệt độ ở Sapa vẫn rất thấp.
Mặc dù trời hửng nắng nhưng nhiệt độ ở Sapa vẫn rất thấp.


Khi tuyết ngừng rơi, dưới ánh mặt trời rực rỡ chiếu xuống vùng đất trắng sáng tạo nên khung cảnh thiên nhiên, mà theo nhiều người, là đẹp nhất trong nhiều thập kỷ qua ở Sapa.


Nhiệt độ thấp nên tốc độ tan tuyết rất chậm.
Nhiệt độ thấp nên tốc độ tan tuyết rất chậm.

Tiết trời có thể hửng nắng nhưng nếu tuyết rơi liên tục tạo ra lớp tuyết dày và nhiệt độ vẫn thấp thì tốc độ tan rất chậm. Điều này tạo điều kiên thuận lợi cho du khách có thể nán lại Sapa lâu hơn để lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời này cũng gia đình, bạn bè...


Cây cỏ cũng được bao phủ bởi tuyết ở Sapa.
Cây cỏ cũng được bao phủ bởi tuyết ở Sapa.

Lớp tuyết phủ xuống Sapa có nơi dày đến 20 Cm.
Lớp tuyết phủ xuống bề mặt thị trấn Sapa có nơi dày đến 20cm.

Những cành cây trụi lá chỉ còn quả được phủ lên một lớp tuyết tuyệt đẹp.
Những cành cây trụi lá chỉ còn quả được phủ lên một lớp tuyết tuyệt đẹp.


Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ năm 1971 tới năm 2011, tuyết rơi tại Sapa 15 lần. Lần tuyết rơi mạnh nhất là vào ngày 13/02/1968, liên tục từ 3h sáng đến 14h cùng ngày, dày tới 20 cm.


Không nhiều người nghĩ đây là Sapa Việt Nam.
Cảnh tuyết phủ trắng ở Sapa khiến nhiều người nghĩ là ở châu Âu.
Một góc nhà dân ở Sapa cũng được phủ toàn tuyết.
Một góc nhà dân tại Sapa, chắc hẳn ít ai nghĩ nơi đây là Việt Nam.


Ngay cả khi được dự báo tuyết đã ngừng rơi, nhiều người vẫn tiếp tục hành trình lên thiên đường du lịch sương mù Sapa để lần đầu trong đời chứng kiến hiện tượng thiên nhiên đặc biệt này ở Việt Nam.  Nhiều đôi bạn trẻ tranh thủ lưu lại kỉ niệm trong chuyến đi này.

Nhiều bạn trẻ rất thích thú chụp ảnh làm kỷ niệm.
Nhiều đôi bạn trẻ tranh thủ lưu lại kỉ niệm trong chuyến đi này.

Kể cả động vật cũng cảm thấy lạ với cảnh tuyết rơi ở Sapa.
Kể cả động vật cũng cảm thấy bất ngờ với hiện tượng hiếm gặp này.

Tuyết rơi nhiều nên cuộc sống người dân Sapa cũng có sự đảo lộn.
Tuy nhiên tuyết rơi đem lại sự đảo lộn cho cuộc sống người dân nơi đây.


Mặc du tuyết rơi rất đẹp và lạ nhưng tuyết trong mùa đông mấy năm qua cũng đã khiến cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn. Gia súc chết rét hàng loạt vì thời tiết quá khắc nghiệt và lạnh. Mùa màng thất thu vì những trận mưa muối sau tuyết. Nhiều tuyến đường bị tắc nghẽn ngập tràn trong tuyết khiến phương tiện đi lại khó khăn.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Du khách thích thú với cảnh Sapa tuyết rơi

Cứ vào dịp cuối năm khi những đợt không khí lạnh tăng cường đổ về khiến nhiệt độ ở Sapa giảm sâu, trời rét đậm, vùng núi rét hại, thời tiết bắt đầu xuất hiện tuyết rơi ở Sapa. Đây là thời điểm khách du lịch trong nước đổ dồn về vùng núi Tây Bắc này nhiều nhất trong năm. Vào những ngày này, những tour Sapa luôn đắt khách, nếu du khách không đặt chỗ trước thì rất khó có thể kiếm được một chuyến đi Sapa ngắm tuyết hoàn hảo.



Tuyết rơi ở Sapa một hiện tượng hiếm gặp ở Việt Nam.
Tuyết rơi ở Sapa một hiện tượng hiếm gặp ở Việt Nam. 


Nhìn từ trên cao, Sapa như một bức tranh thủy mặc. Cả một vùng núi Tây Bắc tràn ngập trong tuyết. Với những điều đó thôi đã khiến du khách đến Sapa cảm thấy thích thú, hào hứng với hiện tượng thiên nhiên đặc biệt mà ở Việt Nam không nơi nào có được.


Cả một vùng núi Tây Bắc tràn ngập trong tuyết.
Cả một vùng núi Tây Bắc tràn ngập trong tuyết. 


Ban đầu tuyết rơi tại các khu vực đèo Ô Quy Hồ, Thác Bạc, đỉnh Fansipan, tuyết rơi dày vào gần trưa rồi lan tỏa dần sang các khu vực xung quanh. 

Đến chiều, tuyết phủ trắng các mái nhà, đường phố, cây cối. Khu du lịch Sa Pa vốn đẹp mê hồn du khách, nay có thêm tuyết phủ khiến phong cảnh huyền ảo hệt như phong cảnh mùa đông ở châu Âu. 


Tuyết rơi tại các khu vực đèo Ô Quy Hồ, thác Bạc, đỉnh Fansipan.
Tuyết rơi tại các khu vực đèo Ô Quy Hồ, thác Bạc, đỉnh Fansipan. 


Có rất nhiều điểm khi tuyết phủ sẽ tạo nên một khung cảnh đẹp rực rỡ như khu nhà thờ đá, núi Hàm Rồng, bờ hồ trung tâm, Sân Mây, đèo Ô Quy Hồ... Những lúc đó Sapa thật đẹp và mơ mộng trong điều kiện nhiệt độ hạ xuống dưới 0 độ C, tuyết rơi dày đặc. Du khách nên tranh thủ lưu lại những kỷ niệm, những bức ảnh tại thời điểm một năm có một lần nhưng không phải năm nào cũng có tuyết rơi. 


Quang cảnh nhìn từ núi Hàm Rồng.
Quang cảnh nhìn từ núi Hàm Rồng. 


Từ trên đỉnh Hàm Rồng, du khách có thể nhìn thấy tuyết phủ trắng những mỏm núi đá, thân cây cổ thụ và rất nhiều các loài hoa, tạo nên khung cảnh đẹp, thơ mộng. Năm qua, hàng nghìn du khách đã lên khu du lịch này để ngắm tuyết, nghịch tuyết, chụp ảnh lưu niệm. Khu Sân Mây là lựa chọn của nhiều du khách khi lên núi Hàm Rồng vì từ đây, du khách có thể ngắm toàn bộ khu thị trấn Sa Pa, đỉnh Phanxipang... Bên cạnh việc tận hưởng cơ hội tuyết rơi để chụp ảnh, chơi các trò chơi như nặn người tuyết , ném tuyết cũng được du khách rất ưa thích và trải nghiệm. 


Du khách hào hứng nối nhau lên Sapa ngắm tuyết.
Du khách hào hứng nối nhau lên Sapa ngắm tuyết. 


Hiện tượng mưa tuyết ở Sapa cũng khiến những chuyến tàu từ Hà Nội lên Lào Cai hối hả, nhộn nhịp hơn thường ngày. Phó trưởng ga Hà Nội, bà Phùng Thị Lý Hà, cho biết lượng khách đặt vé đi Lào Cai trong những tháng cuối năm tăng đột biến. Để phục vụ cho nhu cầu của du khách mỗi chuyến tàu đi Lào Cai sẽ nối thêm toa để đưa khách du lịch xuất phát từ Hà Nội lên Sapa ngắm tuyết. 


Đường lên Sapa nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Đường lên Sapa nhộn nhịp hơn bao giờ hết. 


Khách đổ xô về Sapa ngắm tuyết cũng khiến nhân viên tại nhiều công ty du lịch bận rộn ngay trong ngày đầu vụ, đây là điều hiếm khi xảy ra vào những mùa không có tuyết rơi ở Sapa. Theo anh Đặng Minh Tâm, nhân viên kinh doanh Khách Sạn tại Sapa cho biết: Ngay từ đầu vụ các phòng nghỉ tại khu vực trung tâm thị trấn đã được đặt kín hết phòng. Trên tất cả các con đường tiến về Sapa là những hàng dài xe chở khách và còn tiếp tục tăng trong những ngày tuyết rơi dày.


Nặn người tuyết trò chơi được du khách thích thú nhất.
Nặn người tuyết trò chơi được du khách thích thú nhất. 


Cũng như nhiều đồng nghiệp khác, năm ngoái chị Nguyễn Thị Bích Ngọc đã trải qua hai ngày bận rộn khi liên tục dẫn khách đi tour. Bù lại sự mệt mỏi ấy, trên facebook cá nhân của Ngọc liên tục đăng tải hình ảnh tuyết rơi “đẹp như trong phim Hàn Quốc”, tấm nào cũng có cả trăm lượt bấm like và được bạn bè chia sẻ khắp nơi. Ngọc cho hay những năm ở Sapa có tuyết rơi nhiều thì khách gọi điện đặt phòng, đặt tour du lịch cũng tăng lên rất nhiều so với thường ngày.


Cảm giác nằm trên tuyết thật là khác lạ và tuyệt vời.
Cảm giác nằm trên tuyết thật là khác lạ và tuyệt vời.


Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến mùa tuyết rơi, với những du khách vẫn còn chưa đặt tour du lịch tết 2015 cho mình thì hãy nhanh tay đặt tour tại Bookingtour Việt Nam nhé. Còn với những du khách đã có vé tàu trong tay, chúng tôi xin chúc quý khách vui vẻ, sảng khoải và thích thú đến với Sapa trong mùa tuyết rơi.

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Các lễ hội đặc trưng của đồng bào vùng cao SaPa

Các Lễ hội của đồng bào dân tộc ở SaPa

Du lịch Sapa dịp cuối năm, bạn có cơ hội tham gia những lễ hội độc đáo của đồng bào nơi đây. Mỗi lễ hội đặc trưng cho nét văn hóa của từng dân tộc thiểu số, lạ và vô cùng thú vị. 
Bạn nên chuẩn bị đặt phòng nghỉ trước chuyến đi vì dịp cuối năm là thời điểm cao điểm nhất của mùa du lịch mà Sapa là một trong những điểm du lịch trong nước thu hút khách du lịch đông nhất ở miền bắc nước ta.

1. Hội Roóng Poọc của người Giáy:

Hàng năm vào tháng Giêng âm lịch, người Giáy ở Tả Van (huyện SaPa) mở hội Roóng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Tuy là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van nhưng qua nhiều năm đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa. Trong Hội Roóng Poọc ngoài những nghi lễ độc đáo còn diễn ra các trò chơi, nhảy múa và biểu diễn dàn nhạc trống chiêng, kèn pí lè rất sôi nổi.

Lễ hội Roóng Poọc
Lễ Hội Roóng Poọc của người Giáy ở Tả Van

2. Lễ hội “Nào Cống” 

Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ ở bản Tả Van làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ Nào Cống cầu mong các thần phù hộ người yên vật thịnh, mùa màng bội thu. Ngoài ra, trong lễ hội, những người đứng đầu sẽ công bố những bản quy ước chung và kết thúc bằng buổi ăn uống vui vẻ. 

Lễ Nào Cống
Lễ Nào Cống của các dân tộc trên vùng Sapa

3. Lễ Tết nhảy 

Tết nhảy là lễ hội quan trọng và được chuẩn bị khá công phu của người Dao ở Tả Van, thường được tổ chức vào ngày mùng 1 hoặc mùng 2 Tết âm lịch. Nội dung chính của buổi lễ là cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”. Các hoạt động tế lễ trong Lễ Tết nhảy vô cùng đặc sắc với 14 điệu nhảy múa của một số nam thanh niên được chọn, hay những nghi lễ độc đáo do thầy cúng thực hiện… 

Lễ Tết Nhảy
Lễ Tết Nhảy của người Dao ở Tả Van

4. Lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng” 

Đây là Lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa) mang ý nghĩa giáo dục cao với dân làng, phòng chống nạn phá rừng. Trong buổi lễ, “Chẩu chiếu” – người đứng đầu trông coi rừng do dân làng bầu ra đứng lên công bố những điều luật ngăn chăn nạn phá rừng, trừng phạt những ai vi phạm. 
Sau khi được dân làng thảo luận sẽ được Chẩu chiếu tổng hợp thành quy ước riêng của làng, mọi người tự giác tuân theo. Người Mông ở Séo Mí Tỷ, ở Dền Thàng - Tả Van cũng như ở Lao Chải, Hầu Thào, trước đây đều tổ chức lễ ăn ước tương tự gọi là lễ “Nào Sồng” thường diễn ra vào ngày Thìn của tháng Giêng. 
Nội dung quy ước của lễ “Nào Sồng” có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn làng người Dao. Bên cạnh việc bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề phòng chống trộm cắp, bảo vệ mùa màng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.. 

Lễ Hội Nhặn Sồng, Nào Sồng
Lễ Hội "Nhặn Sồng" và "Nào Sồng" được tổ chức nhằm bảo vệ rừng của người Dao đỏ

5. Lễ quét làng của người Xá Phó:

Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Trong lễ quét làng, mọi người góp lợn, gà, dê, chó, gạo… để làm mâm cúng các loài ma (theo quan niệm của người Xá Phó), thầy cúng làm lễ, cùng dân làng vẽ mặt nhảy múa cầu mong bình yên. Cuối buổi lễ, mọi người cùng nhau ăn uống vui vẻ. Các thức ăn cúng ma đều phải ăn hết không được mang vào trong làng. 

Lễ quét làng của người Xá Phó
Lễ hội Quét làng của người Xá Phó với mục đích cầu mong con người bình yên, hoa màu tươi tốt

6. Hội Gầu Tào của người Mông:

Hội Gầu Tào là lễ hội quan trọng của người Mông. Lễ hội mở ra nhằm một trong hai mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh. Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thầy cúng bói xin cho mở hội Gầu Tào nhằm cầu mong có con – đó là hội cầu phúc. Một gia chủ khác nếu thường ốm đau bệnh tệt, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu Tào – đó là hội cầu mệnh. Lễ hội cũng thường được tổ chức dịp đầu năm. 

Hội Gầu Tào
Lễ hội Gầu Tào của người Mông

7. Lễ hội Xuống đồng Sa Pa – Lào Cai:

Lễ hội xuống đồng
Lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày, Dao ở SaPa

Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ- Sa Pa (Lào Cai) khai hội sáng ngày mồng 8 Tết hàng năm. Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước rồi đến lễ cúng giao linh với thần linh. Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao. Nhưng nổi bật nhất, vui nhất, nhiều người tham gia nhất là những màn xoè, khi tiếng kèn trống vang lên các cô gái Tày mở đầu màn xoè với những động tác xoè duyên dáng, điệu nghệ mời mọi người tham gia, vòng xoè cứ rộng mãi đi đều trong tiếng kèn, tiếng trống dập dìu. Khi các màn xoè kết thúc mọi người lại đổ tới khu chơi trò chơi. Các trò chơi ở đây đa số là trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ…

Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Lên Sapa ghé thăm bản Lao Chải - Tả Van

Cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 7km, bản Lao Chải - Tả Van là nơi sinh sống của người dân tộc thiểu số: Mông, Dao, Giáy, Tày... Cũng giống như bản Cát Cát, trong những năm gần đây, Lao Chải - Tả Van luôn là một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch Sapa, thu hút sự quan tâm chú ý của du khách trong các tour du lịch Sapa.

Bản Lao Chải - Tả Van luôn là một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch Sapa.
Bản Lao Chải - Tả Van luôn là một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch Sapa.


Bản Lao Chải – Tả Van nằm dưới thung lũng, hai bên là hai dãy Hoàng Liên Sơn và núi Hàm Rồng hùng vĩ, bao quanh bản là các thửa ruộng bậc thang trồng lúa nằm ở cấp thấp hơn. Ruộng kéo dài đến tận cửa nhà. Tưởng chừng như đó là những bậc thang nối liền bản Lao Chải - Tả Van với các ngọn núi để hòa mình vào mây lên tận trời cao. Những thửa ruộng bậc thang này đã có từ hàng trăm năm nay và đều do những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của những người nông dân dân tộc thiểu số kiến tạo nên và những cánh đồng này rộng hàng trăm ha. trông như những bức tranh phong cảnh khổng lồ với những đường nét uốn lượn tài hoa do các “họa sĩ chân đất” tạo nên…

Tưởng chừng như đây là những bậc thang nối liền Lao Chải với các ngọn núi.
Tưởng chừng như đây là những bậc thang nối liền Lao Chải với các ngọn núi.


Cứ đến mùa thu hoạch lúa chín ( Tháng 4 và tháng 9 hàng năm ) là cả thôn bản ấm lên cùng sắc vàng tự nhiên của lúa chín. Đây cũng là thời điểm du lịch Sapa nói chung và bản Lao Chài – Tả Van nói riêng khao khát được một lần ngắm những cánh đồng lúa chín vàng theo từng bậc, từng bậc đó khiến ta có cảm giác được lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh…

Từng bậc lúa chín khiến ta có cảm giác được lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Từng bậc lúa chín khiến ta có cảm giác được lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Ngày nay mặc dù có những tiện nghi hiện đại nhưng người dân bản Lao Chải - Tả Van vẫn giữ nguyên nét văn hóa và nếp sinh hoạt truyền thống. Đó cũng chính là điểm thu hút du khách trong và ngoài nước khi tham quan đia điểm du lịch này.

Nếu đi từ trung tâm thị trấn Sapa, quý khách đi dọc theo phố Cầu Mây, sau đó rẽ sang phố Mường Hoa. Vậy là du khách đã bắt đầu hành trình rời bỏ những con phố nhộn nhịp và sầm uất của thị trấn Sapa để khởi đầu trải nghiệm một cuộc sống khác, đúng nghĩa của những bản làng. Sau lưng vẫn là chốn huyên náo, phồn hoa của SaPa nhưng trước mặt là không gian bình dị. Nếu không có những hàng cột điện đưa ánh sáng về bản, không có con đường trải nhựa dẫn đến bản thì Lao Chải - Tả Van miêu tả đúng “chất” cuộc sống của người dân tộc nơi đây.

Đường vào Lao Chải - Tả Van bản bình dị với những ruộng bậc thang dài tít tắp.
Đường vào Lao Chải - Tả Van bản bình dị với những ruộng bậc thang dài tít tắp.


Phòng khách gia đình là nơi du khách sinh hoạt, đọc sách, xem truyền hình, được trang trí bằng những tấm thổ cẩm, khèn, chuông gỗ đeo ở cổ trâu bò… Việc trải nghiệm bản sắc văn hoá sẽ thiếu đi phần thi vị và hoàn hảo nếu quý khách không được thưởng thức những món ăn mang đậm chất của người dân địa phương nhưng được chế biến sao cho phù hợp với khẩu vị của các du khách trong đó đặc sắc nhất phải nói đến các món được chế biến từ: Rau tự trồng, lợn, gà bản do người dân tự nuôi… Đặc biệt trong cái không khí se se lạnh và được thưởng thức rượu ngô đặc sản của người dân tộc thiểu số.

Bóng chiều tỏa xuống Lao Chải - Tả Van tạo nên một bức tranh phong cảnh bình dị.
Bóng chiều tỏa xuống Lao Chải - Tả Van tạo nên một bức tranh phong cảnh bình dị.


Bên cạnh những khung cảnh ngoạn mục và hùng vĩ của thiên nhiên thì đến đây có đi bộ mới cảm nhận được hết nét đẹp văn hóa của người dân tộc nơi đây. Nhưng bấy nhiêu thôi chưa đủ. Phải ngủ lại mới cảm nhận và trải nghiệm cuộc sống đúng nghĩa Lao Chải – bản làng hiện ra từ mây. Khi tham gia tour du lịch Sapa, nếu lịch trình cho phép nghỉ đêm tại bản quý khách có cơ hội khám phá một đời sống văn hoá vô cùng đặc sắc.

 Đến Lao Chải – Tả Van có đi bộ mới cảm nhận được hết nét đẹp văn hóa.
 Đến Lao Chải – Tả Van có đi bộ mới cảm nhận được hết nét đẹp văn hóa.


Quả thực qua đêm với người dân địa phương thật sự thoải mái và rất hấp dẫn với những ai yêu thích tính giản dị, thích tìm hiểu, khám phá, năng động với điều kiện sống tương đối. Qua đó du khách có thể hiểu rõ hơn cuộc sống bình dị, chân chất của đồng bào dân tộc, vừa được thưởng thức những món ăn đặc sản dân dã, vừa được hòa mình vào không gian sống của người dân tộc, được tìm hiểu những phong tục truyền thống cũng như tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số ở mọi miền đất nước…

Homestay loại hình dịch vụ ưa thích của du khách nước ngoài.
Homestay loại hình dịch vụ ưa thích của du khách nước ngoài.


Đêm đến, mỗi du khách sẽ sở hữu một chiếc nệm gòn, mền, mùng, gối ấm áp được chủ nhà chuẩn bị ngăn nắp sạch sẽ, sắp xếp sẵn trên khu vực gác lửng bao quanh ngôi nhà, có đèn sáng và không khí thì ấm cúng do không có cửa sổ vì thời tiết ở Sapa luôn lạnh về đêm…

Đến nơi đây du khách được hòa mình trong không gian sống gần gũi với thiên nhiên.
Đến nơi đây du khách được hòa mình trong không gian sống gần gũi với thiên nhiên.


Sau chuyến ghé thăm bản Lao Chải - Tả Van, du khách được nghỉ ngơi ở những ngôi nhà dân dã của đồng bào, được tiếp xúc với sự thân thiện mến khách, hòa mình trong không gian sống gần gũi với thiên nhiên và điều thú vị là được thưởng thức những món ăn địa phương của người dân tộc rất lạ miệng, rất ngon và hấp dẫn làm cho chuyến đi rất có ý nghĩa.

Bản Cát Cát nơi gìn giữ nét văn hóa người Mông

Trong những năm gần đây, cái tên bản Cát Cát nổi lên như một điểm đến thú vị khi du lịch Sapa. Với ưu thế bản đã có từ lâu đời và là một địa điểm du lịch văn hóa lý tưởng cho du khách, bản Cát Cát rất thích hợp cho những ai muốn tìm hiểu và khám phá về đời sống và con người vùng Tây Bắc.

Bản Cát Cát là một địa điểm du lịch văn hóa lý tưởng cho du khách.


Theo bản đồ du lịch Sapa, từ trung tâm thị trấn Sapa đi khoảng 2km, từ phố nhỏ Fansipan qua con dốc sâu hút, ngoằn ngoèo là bạn đã có thể nhìn thấy bản Cát Cát, thuộc xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, Lào Cai. Bản nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, trong thung lũng với ba bề là núi, nơi có người dân tộc Mông sinh sống.

Con đường ngoằn ngoèo dẫn đến bản Cát Cát.
Con đường ngoằn ngoèo dẫn đến bản.


Bản được hình thành từ giữa thế kỷ XIX, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Ở bản có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là: CatScat. Do đó, từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện và chọn nơi đây làm khu nghỉ dưỡng cho các quan chức cao cấp. Cũng từ đó, bản của người dân tộc Mông nằm bên dòng thác được gọi tên là bản Cát Cát cho đến ngày nay.


Ở bản Cát Cát có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là: CatScat.
Ở bản Cát Cát có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là: CatScat.


Ðường xuống bản là độc đạo, hết đoạn đường dốc được trải thảm bê-tông thì đến những bậc thang lát đá. Gần 80 hộ dân của bản hầu hết nằm dọc theo con đường này, một số nằm rải rác trên các sườn núi. Ði khoảng mấy trăm mét bậc thang, qua cây cầu Si là trung tâm bản, nơi hội tụ của ba dòng suối ngày đêm rì rầm chảy, là suối Tiên Sa, suối Vàng suối Bạc.


Ðường xuống bản Cát Cát là độc đạo.
Ðường xuống bản Cát Cát là độc đạo.


Là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Sapa, nó không phải chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa của núi rừng Tây Bắc. Đến với nơi đây, du khách  sẽ được tham quan khu giới thiệu và bán sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.


Người dân ở đây có nghề chạm bạc truyền thống rất độc đáo. Được làm hoàn toàn bằng thủ công nhưng nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng của làng đã tạo ra những sản phẩm khá tinh xảo. Chủ yếu là đồ trang sức của phụ nữ như vòng tay, vòng cổ, nhẫn, dây xà tích… Đây là một nghề đã tồn tại từ nhiều đời, nay mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều người dân ở đây.

Đồ trang sức người Mông thu hút khách du lịch Sapa.
Đồ trang sức người Mông thu hút khách du lịch Sapa.


Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.

Người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc.
Người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc.

Khu trưng bày không nổi bật, hoành tráng như các nơi khác mà được dựng lên đơn sơ bằng những thanh gỗ, ống tre, giằng lại với nhau mà thành. Không gian tuy không lớn nhưng cũng thể hiện rõ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ miền núi qua một số bộ trang phục dân tộc treo dọc lối vào hay những bức thêu thủ công treo ngay ngắn bên vách, trên các xà gồ giữa gian trưng bày.

Một cửa hàng trưng bày sản phẩm thêu tay của người dân bản Cát Cát.
Một cửa hàng trưng bày sản phẩm thêu tay của người dân bản Cát Cát.


Kiến trúc nhà của người Mông ở bản Cát Cát - Sapa mang đậm nét văn hóa dân tộc vùng núi Tây Bắc như: nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu, các cột nhà đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông, vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào, cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.

Kiến trúc nhà mang đậm nét văn hóa dân tộc vùng núi Tây Bắc.
Kiến trúc nhà mang đậm nét văn hóa dân tộc vùng núi Tây Bắc.


Du khách cũng sẽ có dịp tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của dân tộc Mông. Người Mông ở Cát Cát bản có rất nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo như rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói "khăng gai", tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị...


Thịt hun khói "khăng gai" đặc sản của bản Cát Cát.
Thịt hun khói "khăng gai" đặc sản của bản Cát Cát.


Trang phục truyền thống của người Mông vẫn được dân bản gìn giữ và bảo tồn qua năm tháng. Với phụ nữ, khăn là tấm vải chàm hình chữ nhật quấn quanh đầu, áo mặc bên trong là màu chàm, xẻ ngực, áo khoác ngoài có thân dài, cổ áo thêu hoa văn theo mô-típ họa tiết cổ. Thắt lưng được làm bằng vải có tua ở hai đầu, giữa thêu các họa tiết. Quần lửng qua đầu gối, bắp chân quấn xà cạp màu chàm.

Còn đàn ông người Mông phần lớn vẫn đội chiếc mũ làm bằng vải lanh, gồm tám miếng vải khâu ghép, mặc áo trong xẻ nách ngắn, áo khoác ngoài dài. Cổ áo thêu hoa văn móc câu kiểu hoa văn đơn; quần chàm màu đen, ống rộng.


Cối giã gạo bằng sức nước ở bản Cát Cát.
Cối giã gạo bằng sức nước ở bản Cát Cát.


Và điều đặc biệt hấp dẫn khi đến bản Cát Cát là du khách có cơ hội được tìm hiểu nhiều phong tục - tập quán, tham gia vào các lễ hội truyền thống mà người Mông nơi đây còn lưu giữ cho đến nay như tục kéo vợ, các nghi lễ cúng thổ ty - thổ địa, lễ hội Gầu Tào...


Một phong tục rất độc đáo của người Mông là tục kéo vợ. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra.

Một phong tục cũng rất độc đáo của người Mông là tục kéo vợ.
Một phong tục cũng rất độc đáo của người Mông là tục kéo vợ.


Các nghi lễ cúng thổ ty - thổ địa là những sinh hoạt văn hoá cộng đồng, được tổ chức vào các thời điểm đầu xuân hoặc tháng cuối hè và mùa thu, chỉ có quy mô nhỏ và diễn ra trong phạm vi của làng. Các nghi lễ cúng này thể hiện sự tôn kính và biết ơn những vị thần là những người có công lập làng.

Nếu đến bản Cát Cát vào những ngày đầu năm, du khách sẽ được tham gia lễ hội Gầu Tào của người dân bản. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm, là hình ảnh thu nhỏ của đời sống tâm linh, đời sống văn hoá tinh thần - vật chất của đồng bào dân tộc Mông. Lễ hội mở ra nhằm mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh cho những người dân bản.

Quang cảnh lễ hội Gầu Tào của người Mông.
Quang cảnh lễ hội Gầu Tào của người Mông.


Ngày nay, để phát triển tiềm năng du lịch bản Cát Cát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện nhiều chương trình như: “Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát”, chương trình du lịch trải nghiệm “Một ngày làm nông dân người Dao” và “Một ngày làm cô dâu người Mông”… Tham gia những chương trình này, du khách sẽ được tìm hiểu, khám phá vốn văn hoá dân gian của người dân địa phương qua các làn điệu múa cổ truyền, lời ca giao duyên của các nghệ nhân trẻ hoạt động trong đội văn nghệ của bản, hoặc được tận mắt ngắm nhìn các nghệ nhân cao tuổi chạm khắc bạc, dệt vải lanh, thêu thổ cẩm làm váy áo, rèn dao cuốc bằng tay, hay cùng dân bản thi bắn nỏ, chơi trò bịt mắt bắt dê, thi kéo co, thi đi cầu tre qua suối...

Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát.
Ngày hội văn hóa bản Mông Cát Cát.


Với những nét độc đáo riêng có của một bản vùng cao Tây Bắc, bản Cát Cát luôn là điểm du lịch hấp dẫn đới với du khách trong nước và quốc tế mỗi khi đến du lịch Sapa. Đến đây du khách có thể tìm hiểu về đời sống và văn hóa người dân tộc, một địa chỉ thích hợp cho những ai muốn nghỉ ngơi, hòa mình cùng thiên nhiên hoang dã khi đã mệt mỏi với đời sống đô thị.